Khám sức khỏe cho người đi xuất khẩu lao động là một trong những yêu cầu bắt buộc mà tất cả các ứng viên phải thực hiện trong quá trình chuẩn bị cho thời gian làm việc tại nước ngoài. Việc thực hiện khám sức khỏe nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe người lao động với công việc, tránh những vấn đề phát sinh liên quan tới sức khỏe sau này. |
Thông tư liên tịch 10/2004/TT-BYT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính đã nêu rõ về việc hướng dẫn triển khai khám và chứng nhận sức khỏe cho người Việt Nam đi xuất khẩu lao động.
Mỗi thị trường lao động khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn, yêu cầu danh mục khám và xét nghiệm khác nhau. Hiện nay có 76 bệnh viện trên cả nước đủ tiêu chuẩn khám và chứng nhận sức khỏe cho lao động đi làm việc tại nước ngoài.
Nội dung khám sức khỏe tại các thị trường lao động phổ biến
Mẫu khám sức khỏe là mẫu dùng chung cho tất cả công dân có độ tuổi từ 18 trở lên (Kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Đối với người đi làm việc tại Nhật Bản
– Khám Nội, khám Ngoại
– Đo thị lực, thính lực của ứng viên
– Xét nghiệm máu: Kiểm tra nhóm máu, công thức máu, viêm gan B, viêm gan C, các bệnh truyền nhiễm HIV, giang mai.
– Xét nghiệm nước tiểu: tiểu đường, morphin, chẩn đoán thai sớm (đối với nữ)
– Điện tâm đồ
– Chụp X –quang phổi
Tham khảo bài viết điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản để biết được những loại bệnh tật không đủ điều kiện tham gia chương trình này.
Đối với người đi làm việc tại Đài Loan
– Khám nội, hỏi han tiểu sử bệnh tật, đo thị lực, nghe tim phổi và các cơ quan nội tạng khác.
– Xét nghiệm máu: HIV, Giang mai, Soi phân tìm ký sinh trùng
– Xét nghiệm nước tiểu: Morphin (phát hiện nghiện), chẩn đoán thai sớm (đối với nữ)
– Chụp X – quang phổi
– Kiểm tra da liễu toàn thân
– Tiêm Vaccine Sởi – quai bị – Rubella (hoặc test kháng thể Rubella đối với những trường hợp đã từng tiêm vaccine trên)
Ngoài ra, tùy đặc thù của từng đơn tuyển cũng như yêu cầu của phía tuyển dụng Đài Loan mà lao động có thể xét nghiệm thêm: Viêm gan A, B, xét nghiệm nhóm máu, đo thính lực…
Đối với người xuất khẩu lao động Hàn Quốc
– Khám Nội: Đo cân nặng, đo chiều cao, huyết áp, kiểm tra thị lực, nghe tim phổi và các cơ quan nội tạng khác.
– Xét nghiệm máu kiểm tra xem ứng viên có mắc các bệnh: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, ký sinh trùng sốt rét, ký sinh trùng trong phân…
– Xét nghiệm nước tiểu: Morphin, tiểu đường, chẩn đoán thai sớm (đối với nữ)
– Kiểm tra da liễu toàn thân
– Khám phụ khoa (đối với nữ)
– Chụp X – quang phổi
Bệnh viện đủ tiêu chuẩn khám sức khỏe xuất khẩu lao động:
1. Bệnh viện đa khoa Tràng An: 59 Ngõ Thông Phong, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
2. Bệnh viện Giao thông vận tải: Ngõ 84 – Chùa Láng, Láng Thượng, Hà Nội, Láng Thượng
3. Bệnh Viện Hồng Ngọc: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà
4. Bệnh viện Bạch Mai: 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
5. Bệnh viện E: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
6. Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn
7. Bệnh viện đa khoa Saint Paul: 12 Chu Văn An, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
8. Bệnh viện 19-8, Bộ Công an
9. Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Hồ Chí Minh
Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện đa khoa trung ương phục vụ toàn miền Nam, nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010, bệnh viện được Bộ Y tế xếp hạng Đặc biệt với tổng cộng hơn 66 khoa lâm sàng và cận lâm sàng cùng nhiều chuyên khoa khác
10. Bệnh Viện Thống nhất
Địa chỉ: 1 Lý Thường Kiệt, 7, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Bệnh viện Thống Nhất – Bộ Y tế là một Bệnh viện lớn trong khu vực. Với nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, nhân dân các tỉnh phía Nam và khu vực lân cận.
11. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, phường 8, Hồ Chí Minh
Bệnh viên Đa khoa loại I , 700 giường , thành lập từ năm 1903 , đội ngũ bác sỹ , nhân viên y tế tận tâm và có kinh nghiệm.
12. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
Địa chỉ: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Lê Lợi, Bến Thành, Hồ Chí Minh
13. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang
14. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
15. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
16. Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu
17. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
18. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận
19. Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ
20. Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng
21. Bệnh viện Đà Nẵng
22. Bệnh viện Đa khoa Đắc Lắc
23. Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
24. Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
25. Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai
26. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam
27. Bệnh viện Bưu điện
28. Trung tâm y tế xây dựng
29. Trung tâm y tế Dệt may
30. Bệnh viện Nông nghiệp
31. Bệnh viện đa khoa tư nhân Thăng Long
32. Bệnh viện Đống Đa
33. Bệnh viện Bắc Thăng Long
34. Bệnh viện Đức Giang
35. Bệnh viện 354, Bộ Quốc phòng
36. Bệnh viện Hữu nghị
37. Bệnh viện tỉnh Hà Tây
38. Bệnh viện khu vực Sơn Tây
39. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
40. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
41. Bệnh viện Viêt Tiệp
42. Bệnh viện Kiến An
43. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình
44. Bệnh viện TW Huế
45. Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
46. Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang
47. Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn
48. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
49. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An
50. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
51. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
52. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam
53. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi
54. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
55. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
56. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng
57. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La
58. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
59. Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên
60. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên
61. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
62. Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa
63. Bệnh viện Nhân dân Gia Định
64. Bệnh viện Nhân dân 115
65. Bệnh viện Nguyễn Trãi
66. Bệnh viện An Bình
67. Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương
68. Bệnh viện 30-4
69. Bệnh viện bưu điện II
70. Bệnh viện đa khoa Phú Thọ
71. Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
72. Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh
73. Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang
74. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
75. Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái
76. Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hồng Hà
Một số lưu ý trong quá trình khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động
– Chỉ những bệnh viện đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định đã được chúng tôi liệt kê phía trên mới được phép tổ chức khám và chứng nhận sức khoẻ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
– Bệnh viện khám sức khoẻ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết luận sức khoẻ của người lao động. Nếu trường hợp người lao động bị trả về nước do kết luận khám và chứng nhận sức khoẻ của bệnh viện khong đúng thì bệnh viện đó phải bồi hoàn cho người lao động mọi khoản kinh phí bằng 01 lượt vé máy bay (hạng phổ thông) từ nước mà người lao động bị trả về Việt Nam. Trường hợp người lao động bị mắc các bệnh cấp tính, các bệnh có thời gian cửa sổ hoặc lao động nữ có thai sau thời gian bệnh viện khám và chứng nhận sức khoẻ, thì người lao động phải tự chịu trách nhiệm.
– Căn cứ hợp đồng khám sức khoẻ với doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoặc yêu cầu của người lao động, bệnh viện khám sức khoẻ tổ chức khám, chứng nhận sức khoẻ và thu phí đúng quy định và không để ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn khác của bệnh viện